Lịch sử Trường phái kinh tế học Áo

Làn sóng thứ nhất

Carl Menger

Trường phái Áo có nguồn gốc ở Viên, Đế quốc Áo. Cuốn sách của Carl Menger in năm 1871, Những nguyên lý kinh tế học, thường được coi là tác phẩm nền tảng của trường phái Áo. Cuốn sách là một trong những tác phẩm nghiên cứu hiện đại đầu tiên về học thuyết độ thỏa dụng cận biên. Trường phái Áo là một trong ba luồng tư tưởng nền tảng trong cuộc cách mạng cận biên những năm 1870, với đóng góp đáng kể là việc giới thiệu cách tiếp cận chủ quan trong kinh tế học.[49] Trong khi học thuyết cận biên có ảnh hưởng lớn với các nhà kinh tế học thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện một trường phái riêng hợp nhất xung quanh tác phẩm của Menger, sau nay sẽ được biết đến với các tên gọi "trường phái tâm lý học", "trường phái Vienna" hay "trường phái Áo" [50]

Những đóng góp của Menger vào lý thuyết kinh tế sau đó được tiếp nối một cách chặt chẽ bởi Böhm-Bawerk và Friedrich von Wieser. Ba nhà kinh tế học này được biết đến là "làn sóng thứ nhất" của trường phái Áo. Böhm-Bawerk viết các tác phẩm chỉ trích sâu sắc Karl Marx vào những năm 1880 và 1890, một phần trong "cuộc chiến phương pháp luận" (Methodenstreit) của trường phái Áo vào thế kỷ 19, trong đó những người theo trường phái Áo tấn công dữ dội trường phái kinh tế học lịch sử của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và những người theo Hegel, bao gồm Marx.

Đầu thế kỷ hai mươi ở Vienna

Một số nhà kinh tế học Áo quan trọng được đào tạo tại Đại học Vienna vào những năm 1920 và sau đó tham gia vào một khóa học riêng do Von Mises tổ chức. Trong đó có Gottfried Haberler,[51] Friedrich Hayek, Fritz Machlup,[52] Karl Menger (con trai của Carl Menger),[53] Oskar Morgenstern,[54] Paul Rosenstein-Rodan[55] Abraham Wald,[56].

Thời kỳ sau trong thế kỷ hai mươi

Israel Kirzner

Vào giữa những năm 1930, hầu hết các nhà kinh tế học đã chấp nhận các đóng góp quan trọng của những người theo trường phái Áo thời kỳ đầu.[8] Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế học Áo lại không được các nhà kinh tế học coi trọng vì trường phái này bác bỏ các phương pháp toán học và thống kê trong nghiên cứu kinh tế.[57] Fritz Machlup dẫn lại một tuyên bố của Hayek, "thành công lớn nhất của một trường phái là nó không tồn tại nữa vì những quan điểm học thuyết cơ bản của nó đã hòa nhập vào, trở thành một bộ phận chung được chấp nhận của dòng tư tưởng." [58] Học trò của Mises, Israel Kirzner nhớ lại là vào năm 1954, khi Kirzner đang học tiến sĩ, người ta không còn phân biệt trường phái Áo nữa. Khi Kirzner đang cân nhắc nên học sau đại học ở đâu, Mises đã khuyên ông nhận đề nghị từ trường Johns Hopkins vì đó là một đại học danh tiếng và Fritz Machlup dạy ở đó.[59]

Sau 1940, kinh tế học Áo có thể chia ra làm hai dòng tư tưởng, vẫn còn chia rẽ trong một số quan điểm tính tới cuối thế kỷ hai mươi. Một dòng tư tưởng, do Mises dẫn đầu, cho rằng phương pháp luận tân cổ điển là sai lầm không thể cứu vãn; dòng tư tưởng kia chấp nhận phần lớn phương pháp luận tân cổ điển và dễ chấp nhận hơn với sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.[10][60]

Henry Hazlitt đã viết nhiều bài nghiên cứu cũng như bài báo và cả nhiều cuốn sách về đề tài kinh tế học Áo giai đoạn từ những năm 1930 tới 1980. Tư tưởng của Hazlitt chịu nhiều ảnh hưởng từ Mises.[61] Cuốn sách của ông Kinh tế học chỉ một bài (1946) bán được hơn một triệu bản, ông cũng nổi tiếng với tác phẩm Sự thất bại của kinh tế học mới (1959), một tác phẩm nhắm sự chỉ trích vào tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của John Maynard Keynes.[62]

Danh tiếng của trường phái Áo lại nổi lên vào cuối thế kỷ 20 một phần nhờ những nỗ lực của Israel Kirzner và Ludwig Lachmann tại Đại học New York, và sự quan tâm của công chúng với những đóng góp của Hayek sau khi ông giành giải Nobel kinh tế năm 1974.[12] Những đóng góp của Hayek rất có ảnh hưởng trong việc làm hồi sinh trào lưu laissez-faire (phản đối sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế) trong thế kỷ 20.[63][64]

Chia rẽ giữa những người theo trường phái Áo đương đại

Theo nhà kinh tế học Bryan Caplan, vào cuối thế kỷ hai mươi, đã xuất hiện sự chia rẽ giữa những người tự nhận mình thuộc trường phái Áo. Một nhóm, dựa trên các tác phẩm của Hayek, theo đuổi khung phân tích chung của kinh tế học tân cổ điển, bao gồm việc sử dụng các mô hình toán và cân bằng tổng quát, và chỉ đơn giản có cái nhìn phê phán với phương pháp luận chính thống chịu ảnh hưởng của những khái niệm từ trường phái Áo như vấn đề tính toán kinh tế và vai trò độc lập của lập luận logic trong phát triển các học thuyết kinh tế. (tức các học thuyết kinh tế có thể được phát triển dựa trên suy luận logic, tách rời thực tế) [65]

Murray Rothbard

Nhóm thứ hai, theo bước Mises và Rothbard, bác bỏ các học thuyết tân cổ điển về kinh tế học tiêu dung và phúc lợi, bác bỏ các phương pháp kinh tế lượng, toán học và thống kê, cho rằng chúng không thể áp dụng cho khoa học kinh tế. Họ có tư duy khá cực đoan và Caplan bình luận: "Nếu Mises và Rothbard đúng, thì kinh tế học chính thống hoàn toàn sai; nhưng nếu Hayek đúng, thì kinh tế học chính thống chỉ cần điều chỉnh lại những vấn đề mà nó tập trung sự chú ý."[65]

Nhà kinh tế Leland Yeager đã thảo luận về sự chia rẽ vào cuối thế kỷ hai mươi giữa hai dòng tư tưởng của trường phái Áo và lấy dẫn chứng là một cuộc thảo luận được ghi chép lại của Murray Rothbard, Hans-Hermann Hoppe, Joseph Salerno, và những người khác, trong đó họ chỉ trích dữ dội Hayek. "Gây ra sự chia rẽ giữa Mises và Hayek về vấn đề tính toán kinh tế, đặc biệt là tìm cách tấn công và cô lập Hayke, là không công bằng với cả hai con người vĩ đại đó và không thành thật với lịch sử tư tưởng kinh tế", Yeager viết.[66]

Trong một cuốn sách được Viện Mises xuất bản năm 1999,[67] Hans-Hermann Hoppe đánh giá rằng Murray Rothbard là thủ lĩnh của "trường phái Áo chính thống" và đối lập Rothbard với kinh tế gia được giải Nobel Friedrich Hayek. Hoppe thừa nhận Hayek là nhà kinh tế trường phái Áo nổi bật nhất trong giới học thuật, nhưng tuyên bố Hayek phản lại các truyền thống của trường phái Áo do Carl Menger và Böhm-Bawerk, rồi truyền qua Mises tới Rothbard.Những nhà kinh tế học có quan điểm giống Hayek tập hợp lại ở Viện Cato, Đại học George Mason University, Đại học New York, và những học hiệu khác. Họ bao gồm Pete Boettke, Roger Garrison, Steven Horwitz, Peter LeesonGeorge Reisman. Các nhà kinh tế học có quan điểm gần Mises-Rothbard bao gồm Walter Block, Hans-Hermann Hoppe, Jesús Huerta de SotoRobert P. Murphy, tất cả đều là người của Viện Ludwig von Mises[68] và thành viên của một số tổ chức học thuật khác.[68] Theo Murphy, a "một hòa ước giữa những người hai dòng tư tưởng trong trường phái Áo" đã được ký vào khoảng năm 2011.[69][70]

Liên quan

Trường Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Cần Thơ Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường phái kinh tế học Áo http://cameroneconomics.com/white-hayek-hope.pdf http://consultingbyrpm.com/blog/2011/12/in-defense... http://www.dictionaryofeconomics.com/search_result... http://www.economist.com/node/21542174 http://www.economist.com/research/Economics/alphab... http://books.google.com/?id=3H8gBQv5MysC&pg=PA445&... http://books.google.com/books?id=-z7Q4rsgdhAC&sour... http://www.investopedia.com/terms/o/opportunitycos... http://krugman.blogs.nytimes.com/2012/11/29/variet... http://www.springerlink.com/content/kq577622488v44...